Thầy Vinh - Đào tạo tin học - Sách tin học văn phòng Word, Excel, PowerPoint, Google Sheets, 150 thủ thuật Excel ứng dụng văn phòng tác giả Thầy Nguyễn Quang Vinh - Daotaotinhoc.vn
Sách Excel Ứng Dụng Văn Phòng - Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Sách Excel Ứng Dụng Văn Phòng Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao hướng dẫn toàn diện và chi tiết giúp bạn bắt đầu từ những kiến thức căn bản củ...
Sách Word Ứng Dụng Văn Phòng Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Sách Word Ứng Dụng Văn Phòng Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao hướng dẫn toàn diện và chi tiết giúp bạn bắt đầu từ những kiến thức tự học Word...
Sách 150 Thủ Thuật Excel - Ứng Dụng Văn Phòng
Sách 150 Thủ Thuật Excel Ứng Dụng Văn Phòng là tập hợp những mẹo và thủ thuật excel tuyệt vời để bạn làm chủ Excel từ cơ bản đến nâng ca...
Những điểm nổi bật của Sách Đào tạo tin học
1
Nội dung sách lấy ví dụ minh họa cụ thể từ thực tế, hướng dẫn từng bước chi tiết dễ theo dõi và thực hành theo.
2
Lộ trình học từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc từ người mới bắt đầu đến trình độ chuyên nghiệp.
3
Sách đi kèm video bài giảng hướng dẫn chi tiết và file bài tập thực hành không giới hạn lượt xem và thời gian xem.
4
Mọi thắc mắc của bạn sẽ được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp sớm nhất.
Slicer trong Excel: Công cụ làm việc hiệu quả với dữ liệu
Slicer trong Excel là một công cụ cực kỳ hữu ích để lọc và phân tích dữ liệu một cách nhanh nhanh chóng và trực quan. Dưới đây, Daotaotinhoc sẽ hướng dẫn bạn cách tạo slicer trong Excel một cách đơn giản và hiệu quả, các bạn tham khảo ngay bài viết này nhé! Giới thiệu về slicer trong Excel Slicer là một công cụ trên Excel giúp bạn lọc dữ liệu trên bảng hoặc PivotTable một cách nhanh chóng. Ngoại tính năng lọc nhanh, slicer còn cho biết trạng thái lọc hiện tại, giúp bạn dễ dàng hiểu chính xác nội dung hiện đang được hiển thị. Tại sao nên sử dụng Slicer trong Excel? Tăng tốc độ phân tích dữ liệu: Chỉ với vài cú click, bạn có thể lọc dữ liệu theo nhiều tiêu chí khác nhau như sản phẩm, số lượng,.. Tạo báo cáo linh hoạt: Bạn có thể dễ dàng thay đổi các tiêu chí lọc để tạo ra các báo cáo khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích Cải thiện hiệu quả làm việc: Giảm thời gian cho việc lọc và phân tích dữ liệu Các bước đơn giản để tạo slicer trong Excel Để giúp bạn hiểu rõ hơn, hãy theo dõi ví dụ dưới đây nhé Bước 1: Quét vùng dữ liệu -> Insert -> Table Tạo slicer trong Excel Lúc này hộp thoại Create Table sẽ hiện lên. Nhấn tick vào ô “My table has header”, sau đó nhấn ok. Tạo slicer trong Excel Khi nhấn Ok, kết quả sẽ hiện lên như thế này Tạo slicer trong Excel Bước 2: Chèn Slicer trong Excel Vào Menu Design chọn Insert Slicer Tạo slicer trong Excel Khi nó hiện ra hộp thoại này bạn chọn những cột mà bạn muốn lọc dữ liệu, sau đó nhấn Ok Tạo slicer trong Excel Khi nhấn chọn Ok, chúng ta sẽ được hai bảng lọc là “Tên sản phẩm” và “Mã sản phẩm” Tạo slicer trong Excel Bạn nhấn chọn thì nó sẽ lọc ra những dữ liệu mà bạn đã chọn Bước 3: Xóa tiêu chí lọ Nếu muốn xóa tiêu chí lọc cũ để lọc theo tiêu chí khác. Click vào Clear Filter ở góc trên bên phải Xóa slicer trong Excel Nếu muốn xóa luôn Slicer thì nhấn chuột phải vào slicer, rồi chọn Remove <tên của slicer> Xóa slicer trong Excel Cách tùy chỉnh Slicer trong Excel Slicer trong Excel có thể dễ dàng tùy chỉnh, bạn có thể thay đổi giao diện, màu sắc và cài đặt của chúng. Thay đổi kiểu slicer Để thay đổi màu xanh mặc định của slicer bạn làm như sau Bấm vào slicer để Tools Tab xuất hiện trên ruy băng Trên tab options, trong nhóm slicer style, nhấn chọn màu bạn muốn sử dụng Thay đổi kiểu slicer trong Excel Thay đổi kích thước và cột trong slicer Khi bạn có quá nhiều mục hãy sắp xếp nó thành nhiều cột Với slicer được chọn, hãy chuyển đến slicer Tools Options tab chọn Buttons Trong hộp cột, chọn số cột mà bạn muốn hiển thị Điều chỉnh chiều cao và chiều rộng của hộp slicer và các nút bạn thấy phù hợp Bây giờ, bạn có thể chọn các mục trên slicer mà không cần phải kéo lên kéo xuống. Thay đổi kiểu trong Excel Một số lưu ý khi sử dụng Slicer trong Excel Khi sử dụng slicer trong Excel, cần chú ý một số điều như sau: Sắp xếp các giá trị trong slicer theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần để dễ tìm kiếm và so sánh Khi bạn có nhiều slicer trong một bảng Pivot Table và Pivot Chart. Sắp xếp chúng một cách logic để tạo ra một giao diện cho chúng ta dễ sử dụng hơn. Khi làm việc với dữ liệu lớn, việc sử dụng slicer có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của Excel nên cần cân nhắc khi sử dụng Đặt tên cho các trường dữ liệu một cách rõ ràng Kết hợp slicer với Pivot Table: Tận dụng tối đa sức mạnh của Pivot Table bằng cách kết hợp với Slicer Tổng kết Slicer là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn làm việc trong Excel trở nên dễ dàng hơn. Bằng cách làm theo hướng dẫn trên, bạn có thể tạo ra và sử dụng Slicer một cách thành thạo. Hi vọng bài viết này của Đào tạo tin học sẽ giúp bạn hiểu được cách căn lề trong Word và áp dụng vào công việc của bạn. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau nhé và chúc các bạn thành công
Các phím tắt trong PowerPoint giúp bạn làm việc hiệu quả hơn
PowerPoint là một công cụ trình chiếu phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong công việc và học tập. Để nâng cao hiệu suất làm việc, việc sử dụng các phím tắt trong PowerPoint là vô cùng cần thiết. Dưới đây là danh sách các phím tắt quan trọng giúp bạn thao tác nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Lợi ích của việc sử dụng các phím tắt trong PowerPoint Sử dụng các phím tắt trong PowerPoint mang lại nhiều lợi ích, bao gồm: Tiết kiệm thời gian: Giúp thực hiện các thao tác nhanh chóng mà không cần sử dụng chuột. Tăng tốc quy trình làm việc: Giảm thiểu thao tác lặp lại. Nâng cao hiệu quả làm việc: Giao diện trơn tru, chuyên nghiệp hơn. Các phím tắt cơ bản trong PowerPoint Các phím tắt cơ bản trong PowerPoint Những phím tắt cơ bản trong PowerPoint giúp người dùng dễ dàng thao tác: Ctrl + C (Sao chép): Dùng để sao chép nội dung của ô hoặc vùng dữ liệu đã chọn. Ctrl + V (Dán): Dùng để dán dữ liệu đã sao chép vào vị trí mới. Ctrl + X (Cắt): Dùng để cắt nội dung của ô hoặc vùng dữ liệu đã chọn. Ctrl + Z (Hoàn tác): Hoàn tác lại thao tác trước đó, giúp bạn quay lại trạng thái ban đầu. Ctrl + Y (Làm lại): Hoàn tác thao tác hoàn tác trước đó, tức là thực hiện lại thao tác đã bị hoàn tác. Ctrl + A (Chọn tất cả): Dùng để chọn toàn bộ bảng tính hoặc vùng dữ liệu. Ctrl + N: Tạo bản trình chiếu mới. Ctrl + O: Mở tài liệu hiện có trên máy tính. Ctrl + S: Lưu tài liệu nhanh chóng. Ctrl + P: In bài trình chiếu với tùy chọn. Ctrl + F: Mở hộp thoại tìm kiếm trong bản trình chiếu. Ctrl + H: Thay thế từ hoặc cụm từ trong bài trình chiếu. Ctrl + B: Làm đậm văn bản đã chọn. Ctrl + I: Làm nghiêng văn bản đã chọn. Ctrl + U: Gạch chân văn bản đã chọn. Ctrl + Shift + >: Tăng cỡ chữ. Ctrl + Shift + <: Giảm cỡ chữ. Các phím tắt phổ biến khi thiết kế slide PowerPoint Các phím tắt phổ biến khi thiết kế slide PowerPoint Trong quá trình soạn thảo, bạn có thể sử dụng những phím tắt phổ biến sau: F2 (Đổi tên): Dùng để đổi tên đối tượng được chọn. Ctrl + M (Chèn slide mới): Chèn slide mới nhanh chóng vào bài trình chiếu. Ctrl + D (Nhân bản slide): Tạo bản sao của slide hiện tại. Ctrl + Shift + G (Nhóm đối tượng): Nhóm các đối tượng đã chọn lại với nhau. Ctrl + Shift + H (Ẩn/Hiện đối tượng): Ẩn hoặc hiện đối tượng đã chọn trong slide. Alt + Shift + M: Chèn ghi chú vào slide. Ctrl + Shift + C: Sao chép định dạng. Ctrl + Shift + V: Dán định dạng đã sao chép. Ctrl + G: Nhóm các đối tượng đã chọn thành một. Ctrl + Shift + G: Hủy nhóm các đối tượng. Ctrl + Shift + T: Khôi phục slide vừa đóng. Các phím tắt trình chiếu PowerPoint Các phím tắt trình chiếu PowerPoint Khi trình chiếu, việc sử dụng phím tắt giúp kiểm soát bài thuyết trình dễ dàng hơn: F5: Bắt đầu trình chiếu từ slide đầu tiên. Shift + F5: Bắt đầu trình chiếu từ slide hiện tại. N hoặc Enter: Chuyển sang slide tiếp theo. P hoặc Backspace: Quay lại slide trước đó. B: Làm đen màn hình khi trình chiếu. W: Làm trắng màn hình khi trình chiếu. Esc: Kết thúc trình chiếu. Ctrl + P: Chuyển sang chế độ ghi chú bằng bút laser. Ctrl + L: Bật/tắt chế độ con trỏ laser. Ctrl + E: Kích hoạt chế độ viết bằng bút vẽ. Number + Enter: Chuyển đến slide cụ thể. Các phím tắt làm việc với hình ảnh và đồ họa trong PowerPoint Các phím tắt làm việc với hình ảnh và đồ họa trong PowerPoint PowerPoint cung cấp nhiều phím tắt hữu ích để làm việc với hình ảnh và đồ họa: Ctrl + K: Thêm liên kết (Hyperlink) vào đối tượng. Ctrl + Shift + C: Sao chép định dạng đối tượng. Ctrl + Shift + V: Dán định dạng đã sao chép. Alt + Shift + P: Chèn biểu đồ. Alt + Shift + D: Chèn ngày giờ vào slide. Ctrl + Shift + F: Định dạng font chữ. Ctrl + R: Căn phải nội dung. Cách ghi nhớ các phím tắt trong PowerPoint Để sử dụng thành thạo các phím tắt PowerPoint, bạn có thể áp dụng các mẹo sau: Luyện tập thường xuyên: Thực hành các phím tắt trong quá trình làm việc. Ghi nhớ các phím tắt thông dụng trước: Tập trung vào các phím tắt hay dùng nhất. Sử dụng ghi chú dán trên màn hình: Đặt danh sách phím tắt gần khu vực làm việc để dễ tham khảo. Kết luận Việc sử dụng các phím tắt trong PowerPoint sẽ giúp bạn làm việc nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Hy vọng với những phím tắt được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ tối ưu hóa được thời gian làm việc và trình bày nội dung của mình một cách chuyên nghiệp hơn. Bạn có thể tham khảo qua sách PowerPoint ứng dụng văn phòng để học thêm nhiều kiến thức hay về PowerPoint nha!
Tổng hợp phím tắt trong Word giúp bạn làm việc như dân chuyên
Trong thời đại công nghệ hiện nay, không ai còn xa lạ lắm với phần mềm Microsoft Word – một công cụ hỗ trợ đắc lực trong soạn thảo văn bản. Tuy nhiên, việc thao tác nhanh và hiệu quả trên Word không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm mà còn dựa vào việc sử dụng các phím tắt trong Word. Bài viết này sẽ tổng hợp những phím tắt quan trọng nhất giúp bạn làm việc như dân chuyên. Phím tắt cơ bản trong Word Phím tắt cơ bản trong Word Ctrl + C: Sao chép đoạn văn bản đã chọn. Ctrl + V: Dán đoạn văn bản đã sao chép. Ctrl + X: Cắt đoạn văn bản đã chọn. Ctrl + Z: Hoàn tác thao tác vừa thực hiện. Ctrl + Y: Làm lại thao tác vừa hoàn tác. Ctrl + N: Tạo tài liệu mới. Ctrl + O: Mở tài liệu đã lưu. Ctrl + S: Lưu tài liệu hiện tại. Ctrl + P: Mở hộp thoại in để in tài liệu hiện tại. Ctrl + B: In đậm đoạn văn bản đã chọn. Ctrl + I: In nghiêng đoạn văn bản đã chọn. Ctrl + U: Gạch chân đoạn văn bản đã chọn. Các phím tắt nâng cao trong Word Phím tắt nâng cao trong Word Phím tắt di chuyển và chọn văn bản Ctrl + Mũi tên trái/phải: Di chuyển con trỏ đến từ trước hoặc từ sau. Ctrl + Mũi tên lên/xuống: Di chuyển con trỏ đến đoạn văn trên hoặc đoạn văn dưới. Ctrl + Shift + Mũi tên trái/phải: Chọn từng từ một về phía trái hoặc phải của con trỏ. Ctrl + Shift + Mũi tên lên/xuống: Chọn từng đoạn văn một lên trên hoặc xuống dưới. Phím tắt định dạng văn bản nâng cao Ctrl + Shift + A: Chuyển đổi đoạn văn bản thành chữ in hoa. Ctrl + Shift + D: Gạch chân đôi đoạn văn bản đã chọn. Ctrl + Shift + H: Đánh dấu văn bản đã chọn. Phím tắt thao tác với bảng Alt + Shift + Mũi tên lên/xuống: Di chuyển hàng trong bảng. Alt + Shift + Mũi tên trái/phải: Di chuyển cột trong bảng. Ctrl + Shift + F8: Chọn nhiều ô trong bảng. Phím tắt điều hướng tài liệu Ctrl + Home: Di chuyển con trỏ về đầu tài liệu. Ctrl + End: Di chuyển con trỏ về cuối tài liệu. Ctrl + G: Mở hộp thoại 'Go to' Phím tắt thao tác với đối tượng Ctrl + Shift + K: Chèn siêu liên kết (hyperlink). Ctrl + Shift + F: Mở hộp thoại 'Font' để thay đổi phông chữ. Ctrl + Shift + P: Mở hộp thoại 'Paragraph' để định dạng đoạn văn. Các phím tắt đặc biệt trong Word 365 Các phím tắt đặc biệt trong Word 365 Phím tắt sử dụng các tính năng mới Ctrl + Alt + M: Thêm ghi chú vào tài liệu. Tính năng này rất hữu ích khi bạn cần ghi chú nhanh các ý tưởng hoặc thông tin quan trọng mà không làm gián đoạn dòng chảy công việc. Ctrl + Alt + số (1, 2, 3,...): Sử dụng các add-in trong Word 365. Add-in giúp mở rộng tính năng của Word, từ việc kiểm tra ngữ pháp và chính tả cho đến tích hợp với các ứng dụng bên ngoài. Phím tắt tương tác với đám mây OneDrive là một dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft, cho phép bạn lưu trữ, chia sẻ và truy cập các tệp và tài liệu của mình từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Một số phím tắt trong Word 365 hỗ trợ việc tương tác với dữ liệu đám mây OneDrive. Ctrl + Shift + S: Lưu tài liệu vào OneDrive. Ctrl + Shift + O: Mở tài liệu từ OneDrive. Ctrl + Alt + F: Tìm kiếm nội dung trong tài liệu đã lưu trên OneDrive Cách ghi nhớ và sử dụng phím tắt hiệu quả Việc ghi nhớ và sử dụng phím tắt có thể gặp khó khăn lúc đầu, nhưng với một số mẹo nhỏ và công cụ hỗ trợ, bạn sẽ nhanh chóng làm quen và trở nên thành thạo. Một số mẹo để ghi nhớ phím tắt mà bạn có thể áp dụng: Ghi chú và luyện tập hàng ngày: Việc ghi chú lại các phím tắt và thực hành hàng ngày sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Tạo bảng phím tắt: Lập một bảng phím tắt để dễ dàng tra cứu và học hỏi. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Bạn có thể sử dụng các add-in và extensions của Word để tạo ghi chú và hướng dẫn sử dụng phím tắt ngay trong ứng dụng. Kết luận Việc sử dụng phím tắt trong Word không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc mà còn mang lại sự chuyên nghiệp và linh hoạt. Hy vọng rằng với bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về các phím tắt cơ bản và nâng cao trong Word, cũng như cách ghi nhớ và sử dụng chúng hiệu quả. Tham khảo sách Word ứng dụng văn phòng từ cơ bản đến nâng cao để biết thêm nhiều mẹo hay và thành thạo Word hơn nhé!
Cách đóng khung trong Word nhanh chóng và đơn giản
Việc đóng khung trong Word không chỉ là cách để tăng tính thẩm mỹ cho văn bản mà còn là một kỹ năng quan trọng giúp làm nổi bật và tạo ấn tượng cho các tài liệu như báo cáo, tài liệu nghiên cứu, bìa bài luận, hay thiệp mời. Hãy cùng Daotaotinhoc tìm hiểu từng bước cách đóng khung nhanh chóng và đơn giản trong Word. Lợi ích của việc đóng khung trong Word Việc đóng khung văn bản trong Word mang lại nhiều lợi ích đáng kể: Tăng tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp: Một khung viền rõ ràng và hài hòa giúp tài liệu trông gọn gàng và thu hút hơn. Làm nổi bật nội dung quan trọng: Khung viền giúp phân biệt và làm nổi bật các phần nội dung quan trọng trong văn bản. Tạo sự ấn tượng: Đối với các tài liệu quan trọng như bìa báo cáo hoặc thiệp mời, khung viền giúp tạo điểm nhấn và ấn tượng cho người đọc. Hướng dẫn cách đóng khung trong Word nhanh chóng Đóng khung nội dung văn bản Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần đóng khung Đóng khung văn bản - Bước 1 Bước 2: Vào thẻ Design > chọn Page Borders Đóng khung văn bản - Bước 2 Bước 3: Tại bảng Borders and Shading, chọn thẻ Borders Đóng khung văn bản - Bước 3 Bước 4: Lựa chọn kiểu khung bìa, họa tiết, và thiết lập lề phù hợp Đóng khung văn bản - Bước 4 Bước 5: Tại Apply to, chọn Paragraph để đóng khung đoạn văn bản và chọn Text để đóng khung từng dòng văn bản. Đóng khung văn bản - Bước 5 Bước 6: Nhấn OK Đóng khung văn bản - Bước 6 Kết quả: Đóng khung văn bản - Kết quả Cách đóng khung bìa trong Word Bước 1: Vào thẻ Design > chọn Page Borders Đóng khung bìa - Bước 1 Bước 2: Tại bảng Borders and Shading, chọn thẻ Page Borders Đóng khung bìa - Bước 2 Bước 3: Lựa chọn kiểu khung bìa, họa tiết, và thiết lập lề phù hợp Đóng khung bìa - Bước 3 Bước 4: Tại Apply to, chọn This Section - First page only. Sau đó chọn Options Đóng khung bìa - Bước 4 Bước 5: Xuất hiện bảng Borders and Shading Options. Tại Measure from, chọn Text Đóng khung bìa - Bước 5 Bước 6: Nhấn OK 2 lần là hoàn thành Đóng khung bìa - Bước 6 & Kết quả Mẹo để đóng khung trong Word đẹp mắt và chuyên nghiệp Việc sử dụng khung viền trong Word không chỉ giúp tài liệu của bạn trông nổi bật hơn mà còn mang lại sự chuyên nghiệp và thu hút người xem. Dưới đây là một số mẹo để bạn tạo khung đẹp mắt và phù hợp với từng loại tài liệu: Lựa chọn khung phù hợp với nội dung tài liệu Xác định mục đích sử dụng: Ví dụ, nếu tài liệu là thư mời hoặc báo cáo, bạn nên chọn khung viền đơn giản và tinh tế để tạo cảm giác trang trọng. Trong khi đó, đối với các tài liệu như bài thuyết trình hoặc thiệp mời, bạn có thể chọn các khung viền cầu kỳ, nhiều họa tiết hơn. Phù hợp với đối tượng người xem: Nếu đối tượng là học sinh hoặc trẻ em, khung viền có thể mang phong cách vui tươi, đầy màu sắc. Ngược lại, đối với khách hàng doanh nghiệp, nên chọn các kiểu khung tối giản và thanh lịch. Điều chỉnh kích thước và khoảng cách hợp lý Đảm bảo cân đối với bố cục trang: Tránh để khung quá dày hoặc quá gần mép giấy, điều này có thể khiến tài liệu bị rối mắt và thiếu chuyên nghiệp. Bạn có thể điều chỉnh kích thước viền khung trong bảng Borders and Shading. Chừa khoảng trống cho nội dung: Đảm bảo văn bản bên trong khung không bị chạm sát vào viền. Khoảng cách hợp lý giúp nội dung trở nên dễ đọc hơn và tài liệu có tính thẩm mỹ cao hơn. Sử dụng các mẫu khung bìa có sẵn trong Word Tận dụng tính năng Borders: Word cung cấp rất nhiều tùy chọn khung viền sẵn, có thể chọn các kiểu viền như đường nét liền, nét đứt, hoặc viền họa tiết nghệ thuật. Tùy chỉnh khung viền: Sau khi chọn mẫu, bạn có thể thay đổi màu sắc, độ dày hoặc kiểu dáng của khung để phù hợp hơn với phong cách tài liệu. Các lỗi thường gặp khi đóng khung trong Word và cách khắc phục Khung không hiển thị đúng vị trí: Kiểm tra lại thiết lập lề và khoảng cách khung để đảm bảo khung viền xuất hiện đúng vị trí. Màu sắc hoặc độ dày khung không như mong muốn: Điều chỉnh lại các thông số tại Borders and Shading để đạt được hiệu quả mong muốn. Tài liệu bị lệch do khung trang không được căn chỉnh: Đảm bảo rằng khung trang và văn bản được căn chỉnh đồng đều và chính xác. Kết luận Việc đóng khung trong Word không chỉ giúp tài liệu của bạn trở nên gọn gàng và chuyên nghiệp mà còn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Bằng cách áp dụng các bước hướng dẫn và mẹo nhỏ trong bài viết này, bạn có thể dễ dàng tạo ra các tài liệu ấn tượng và hiệu quả! Tham khảo cuốn sách PowerPoint - Quy trình thiết kế slide chuyên nghiệp từ A đến X để nâng cao trình độ PowerPoint của bạn nhé