Thầy Vinh - Đào tạo tin học - Sách tin học văn phòng Word, Excel, PowerPoint, Google Sheets, 150 thủ thuật Excel ứng dụng văn phòng tác giả Thầy Nguyễn Quang Vinh - Daotaotinhoc.vn

Sách Excel Ứng Dụng Văn Phòng - Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

198.000₫ 182.000₫ -16.000₫

Sách Excel Ứng Dụng Văn Phòng Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao hướng dẫn toàn diện và chi tiết giúp bạn bắt đầu từ những kiến thức căn bản củ...

Còn lại 1004 trong kho

Sách Word Ứng Dụng Văn Phòng Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

198.000₫ 182.000₫ -16.000₫

Sách Word Ứng Dụng Văn Phòng Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao hướng dẫn toàn diện và chi tiết giúp bạn bắt đầu từ những kiến thức tự học Word...

Còn lại 1442 trong kho

Sách 150 Thủ Thuật Excel - Ứng Dụng Văn Phòng

228.000₫ 199.000₫ -29.000₫

Sách 150 Thủ Thuật Excel Ứng Dụng Văn Phòng là tập hợp những mẹo và thủ thuật excel tuyệt vời để bạn làm chủ Excel từ cơ bản đến nâng ca...

Còn lại 1351 trong kho

Combo 4 Excel - Google Sheets - 150 TT - Power Query ứng dụng văn phòng

- 12% 715.000₫ 812.000₫

Combo 2 Excel - Google Sheets ứng dụng văn phòng

- 10% 356.000₫ 396.000₫

Combo 2 Excel - PowerPoint ứng dụng văn phòng

- 10% 356.000₫ 396.000₫

Xây dựng lộ trình học chứng chỉ tin học cơ bản như thế nào?

1

Nắm lý thuyết và thực hành xử lý văn bản (word) cơ bản

2

Nắm lý thuyết và thực hành thành thạo bảng biểu (excel) cơ bản

3

Học lý thuyết và thực hành thành thạo công cụ trình chiếu (Powerpoint) cơ bản

4

Có một người thầy giỏi dẫn dắt, con đường đi đến thành công sẽ không còn gian nan nữa! Hãy đăng ký khóa học ngay

Thứ Tư, 27/03/2024

Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet nhanh gọn lẹ 

  Bạn có mệt mỏi vì được chỉ định là người phân tích dữ liệu, theo dõi và đảm bảo không có dữ liệu nào bị bỏ qua. Bằng cách tận dụng sức mạnh của tạo lựa chọn trong Google Sheet, bạn có thể theo dõi các lựa chọn và ghi chú của mọi người, tiết kiệm thời gian mà lại đảm bảo trải nghiệm đặt hàng thoải mái cho tất cả mọi người. Trong bài viết này, Đào tạo tin học sẽ hướng dẫn cách tạo lựa chọn trong Google Sheet cực đơn giản.   Ưu điểm của việc tạo lựa chọn trong Google Sheet   Xác thực dữ liệu: đảm bảo rằng người dùng chỉ nhập dữ liệu hợp lệ vào một ô. Điều này giúp duy trì tính toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu, giảm thiểu lỗi do nhập thủ công. Dễ sử dụng: giúp người dùng dễ dàng chọn từ một bộ tùy chọn được xác định trước thay vì nhập các giá trị theo cách thủ công. Điều này có thể cải thiện hiệu quả và giảm khả năng mắc lỗi chính tả. Tiêu chuẩn hóa dữ liệu: bằng cách cung cấp danh sách lựa chọn được xác định trước nhằm chuẩn hóa việc nhập dữ liệu giữa những người dùng hoặc nhóm khác nhau, đảm bảo tính đồng nhất về định dạng dữ liệu. Tổ chức hoá dữ liệu: nâng cao tính tổ chức của bảng tính của bạn bằng cách trình bày rõ ràng các tùy chọn có sẵn và hướng dẫn người dùng về những giá trị nào được chấp nhận cho một ô cụ thể. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích: khi phân tích dữ liệu, việc có các giá trị nhất quán và được tiêu chuẩn hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, lọc và thực hiện các phép tính.    Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet bằng dữ liệu tự nhập   Tự nhập dữ liệu có thể giúp chính xác hơn, bạn hãy theo dõi các bước sau nhé. Bước 1: Đầu tiên, hãy mở bảng tính và chọn cột mà bạn muốn tạo danh sách lựa chọn trong Google Sheet. Sau đó, click chuột vào ô hoặc dãy ô tương ứng.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet bằng dữ liệu tự nhập - Bước 1 Bước 2: Tiếp theo, trên thanh công cụ, chọn tab Dữ liệu và sau đó nhấn vào Xác thực dữ liệu như hình dưới đây.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet bằng dữ liệu tự nhập - Bước 2 Bước 3: Trên giao diện hiện ra, trong phần Quy tắc xác thực dữ liệu ở phía bên phải, nhấn vào nút Thêm quy tắc.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet bằng dữ liệu tự nhập - Bước 3 Bước 4: Tiếp theo, trong phần Tiêu chí, chọn thẻ Trình đơn thả xuống và thêm lựa chọn bạn muốn có để tạo lựa chọn trong Google Sheet.    Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet bằng dữ liệu tự nhập - Bước 4 Vậy là bạn đã hoàn tất các bước để tạo lựa chọn trong Google Sheet bằng dữ liệu tự nhập, kết quả được hiển thị như sau khi bạn nhập dữ liệu thành công.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet bằng dữ liệu tự nhập - Kết quả   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet từ dữ liệu có sẵn   Tận dụng dữ liệu đã có sẵn trong bảng tính là biện pháp hữu ích để tránh những sai sót phát sinh từ việc nhập liệu thủ công. Để tạo các lựa chọn trong Sheet từ dữ liệu đã có, bạn có thể làm theo các bước sau đây: Bước 1: Mở bảng tính Google Sheet và chọn ô hoặc dải ô trong cột bạn muốn tạo lựa chọn trong Sheet.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet từ dữ liệu có sẵn - Bước 1 Bước 2: Nhấn vào tab Dữ liệu trên thanh công cụ, sau đó chọn Xác thực dữ liệu từ menu xuất hiện.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet từ dữ liệu có sẵn - Bước 2 Bước 3: Click vào nút Thêm quy tắc ở góc phải màn hình.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet từ dữ liệu có sẵn - Bước 3 Bước 4: Trong mục Tiêu chí, chọn Trình đơn thả xuống (của một dải ô) đã chọn trước đó. Tiếp theo, nhấn biểu tượng ô lưới như hình dưới đây.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet từ dữ liệu có sẵn - Bước 4 Bước 5: Bôi đen bảng dữ liệu mà bạn muốn sử dụng để tạo danh sách lựa chọn và nhấn nút OK để tạo dải ô dữ liệu.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet từ dữ liệu có sẵn - Bước 5 Bước 6: Ở góc phải màn hình, bạn sẽ thấy danh sách lựa chọn được tạo từ dải ô dữ liệu bạn đã chọn. Cuối cùng, nhấn Xong để kết thúc quá trình tạo lựa chọn trong Sheet.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet từ dữ liệu có sẵn - Bước 6 Kết quả mà ta nhận được và  chỉ với những bước đơn giản như trên bạn đã dễ dàng tạo được lựa chọn trong Sheet từ dữ liệu có sẵn.   Cách tạo lựa chọn trong Google Sheet từ dữ liệu có sẵn - Kết quả Việc nắm vững tạo lựa chọn trong Google Sheet có thể nâng cao đáng kể năng suất và hiệu quả của bạn khi làm việc với dữ liệu. Bằng cách sử dụng các phương pháp được hướng dẫn từ bài viết trên của Đào tạo tin học, bạn có thể hợp lý hóa quy trình làm việc của mình và thao tác dữ liệu một cách dễ dàng nhằm xử lý dữ liệu nhanh hơn và cuối cùng là thu được nhiều thông tin chi tiết có tác động hơn từ các dự án Google Sheet của bạn. Bạn muốn vẽ biểu đồ để trực quan hoá những lựa chọn trong Google Sheet nhưng lại không biết làm thế nào? Hãy xem qua hướng dẫn này ngay và luôn! Cho dù bạn là một chuyên gia, một sinh viên hay một doanh nhân, Google Sheet đều cung cấp một nền tảng mạnh mẽ đáp ứng mọi nhu cầu về bảng tính của bạn. Trong Sách Google Sheet - Ứng dụng Văn phòng, chúng ta bắt đầu hành trình khám phá toàn bộ tiềm năng của Google Sheet, từ những kiến thức cơ bản về tạo và định dạng bảng tính cho đến các kỹ thuật nâng cao như phân tích dữ liệu, tự động hóa và cộng tác, cuốn sách này được thiết kế để phục vụ người dùng ở mọi cấp độ.

Thứ Sáu, 22/03/2024

Đừng vội lướt qua nếu bạn muốn vẽ biểu đồ trong Google Sheet

  Bạn không cô đơn khi gặp khó khăn trong việc trực quan hóa các dữ liệu khô khan, khó truyền tải cho người xem. May mắn thay, Google Sheet sẽ hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu của bạn thành các biểu đồ trực quan thu hút. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá làm thế nào để vẽ biểu đồ trong Google Sheet, giúp bạn trình bày dữ liệu của mình một cách rõ ràng và tự tin.   Đôi nét về biểu đồ trong Google Sheet   Biểu đồ trong Google Sheet là biểu đồ dữ liệu trực quan giúp so sánh các giá trị giữa các danh mục dễ dàng hơn. Ví dụ: bạn có thể sử dụng biểu đồ cột để trực quan hóa doanh thu hàng tháng cho doanh nghiệp của mình, nhờ đó, bạn có thể phát hiện xu hướng và so sánh hiệu suất theo thời gian hoặc so sánh dân số ở các quốc gia khác nhau để xem khu vực nào có dân số lớn hơn và nhỏ hơn.   Cách vẽ biểu đồ trong Google Sheet   Google Sheet sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn với ưu điểm như miễn phí và hoạt động trực tiếp trên trình duyệt mà không cần phải cài đặt như Excel. Dưới đây là hướng dẫn cách vẽ biểu đồ trong Google Sheet. Bước 1: Bạn phải đăng nhập vào Google Drive của bạn để sử dụng được Google Sheet. Sau khi bạn đăng nhập thành công, hãy tạo một Sheet mới bằng cách nhấp vào Mới và chọn Google Sheet.   Cách vẽ biểu đồ trong Google Sheet - Bước 1 Bước 2: Sheet của bạn phải có dữ liệu mới có thể vẽ biểu đồ trong Google Sheet. Để biểu đồ hiển thị một cách tổng quan, hãy sắp xếp dữ liệu theo ý của bạn để biểu đồ có thể gom nhóm theo từng danh mục.   Cách vẽ biểu đồ trong Google Sheet - Bước 2 Bước 3:  Hãy chọn phạm vi dữ liệu - các cột mà bạn muốn nó xuất hiện trong biểu đồ. Ngoài ra dữ liệu được cập nhật trong tương lai sẽ được tự động cập nhật.    Cách vẽ biểu đồ trong Google Sheet - Bước 3 Bạn cũng có thể chọn từng cột riêng lẻ để vẽ biểu đồ trong Google Sheet. Hãy bấm vào một cột, giữ phím Ctrl và tiếp tục chọn các cột khác. Bước 4: Chọn Chèn trên menu, sau đó click vào Biểu đồ để vẽ biểu đồ trong Google Sheet.   Cách vẽ biểu đồ trong Google Sheet - Bước 4 Bước 5: Chọn kiểu biểu đồ phù hợp với dữ liệu và cách mà bạn muốn trình bày. Google Sheet thường gợi ý loại biểu đồ phù hợp dựa trên dữ liệu mà bạn đã nhập.   Cách vẽ biểu đồ trong Google Sheet - Bước 5 Bước 6: Trong phần Tùy chỉnh, bạn có thể khiến biểu đồ trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn cho người đọc bằng cách điều chỉnh các yếu tố như sau:    Cách vẽ biểu đồ trong Google Sheet - Bước 6 Chart & axis titles (Tiêu đề trục và biểu đồ). Series (Chuỗi). Legend (Chú giải). Horizontal axis (Trục hoành). Vertical axis (Trục tung). Giidlines and ticks (Đường lưới và nấc).   Các loại vẽ biểu đồ trong Google Sheet phổ biến   Bạn có thể vẽ biểu đồ trong Google Sheet từ các mẫu biểu đồ rất đa dạng, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu dữ liệu của bạn.   Biểu đồ đường   Sử dụng biểu đồ dạng đường để xem xét xu hướng hoặc dữ liệu trong một khoảng thời gian.    Các loại vẽ biểu đồ trong Google Sheet phổ biến - Biểu đồ đường   Biểu đồ vùng   Sử dụng biểu đồ vùng để theo dõi một hoặc nhiều chuỗi dữ liệu bằng đồ họa, như sự thay đổi giá trị giữa các loại dữ liệu.   Các loại vẽ biểu đồ trong Google Sheet phổ biến - Biểu đồ vùng Biểu đồ cột   Sử dụng biểu đồ cột để biểu diễn một hoặc nhiều danh mục hoặc nhóm dữ liệu, đặc biệt nếu mỗi danh mục có các danh mục con.   Các loại vẽ biểu đồ trong Google Sheet phổ biến - Biểu đồ cột   Biểu đồ tròn   Sử dụng biểu đồ hình tròn (còn được gọi là biểu đồ tròn) để biểu diễn dữ liệu dưới dạng "lát bánh" hoặc tỷ lệ so với tổng thể.   Các loại vẽ biểu đồ trong Google Sheet phổ biến - Biểu đồ tròn Bằng cách theo dõi các bước trong bài viết này từ Đào tạo tin học, bạn có thể vẽ biểu đồ trong Google Sheet một cách hiệu quả để truyền tải thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu. Cho dù bạn đang trình bày dữ liệu cho báo cáo kinh doanh, bài thuyết trình hay dự án cá nhân, Google Sheet đều cung cấp nền tảng linh hoạt và thân thiện với người dùng để vẽ biểu đồ truyền tải dữ liệu của bạn một cách hiệu quả. Vì vậy, hãy khai thác sức mạnh của Google Sheet và nâng cao kỹ năng trực quan hóa dữ liệu của bạn lên một tầm cao mới.  Dữ liệu của bạn chưa sắp xếp, vẫn còn lẫn lộn những dữ liệu rỗng, trùng nhau nhưng lại muốn vẽ biểu đồ trong Google Sheet? Hãy xem qua bài viết hướng dẫn lọc dữ liệu trang tính bằng cách tạo bộ lọc trong Google Sheet này nhé. Với nền tảng dựa trên đám mây, khả năng tích hợp liền mạch với các ứng dụng Google Workspace khác và khả năng cộng tác theo thời gian thực, Google Sheet đã cách mạng hóa cách chúng ta làm việc với dữ liệu. Tuy nhiên, các chức năng đa dạng của nó có thể khó khăn đối với người mới nếu không có hướng dẫn. Trong Sách Google Sheet - Ứng dụng văn phòng Tạo báo cáo tự động và Trực quan hoá dữ liệu, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện hành trình từng bước, bắt đầu từ những kiến thức cơ bản và dần dần tiến tới các kỹ thuật nâng cao hơn. Cho dù bạn đang tìm cách tạo ngân sách, theo dõi các tiến trình của dự án, phân tích dữ liệu bán hàng hay tự động hóa các nhiệm vụ, chúng tôi đều sẵn sàng hỗ trợ. Hãy cùng khám phá và mở khóa những khả năng vô hạn đang chờ đợi bạn.

Thứ Sáu, 22/03/2024

Xem ngay bài viết này nếu bạn gặp rắc rối với hàm TRIM Excel

Bạn mở một file Excel chỉ để thấy rằng có các khoảng trắng ở đầu, cuối đang gây ra sự không nhất quán trong quá trình phân tích dữ liệu thì hãy xem qua bài viết về hàm TRIM Excel này nhé, bạn sẽ nói lời tạm biệt với việc xóa khoảng trắng thủ công giúp tối ưu hóa quy trình làm việc của bạn.    Khái quát về hàm TRIM Excel   Hàm TRIM trong Excel giúp loại bỏ các khoảng trắng dư thừa trong văn bản và chỉ giữ lại các khoảng trắng cần thiết để phân tách từng từ. Đơn giản, nó sẽ lấy một chuỗi từ và trả về chuỗi đó mà không có khoảng trắng ở đầu hoặc cuối, cũng như giữa các từ.   Hướng dẫn cách dùng hàm TRIM Excel   Công thức: =TRIM(text). Trong đó: - Dấu "=": Thực hiện lệnh và hiển thị kết quả. - TRIM: Hàm được sử dụng để loại bỏ khoảng trắng dư thừa. - text: Đại diện cho ô chứa đoạn văn bản mà bạn muốn làm sạch. Để bạn có thể hiểu hàm TRIM Excel rõ hơn, dưới đây Đào tạo tin học sẽ sử dụng ví dụ cần loại bỏ các khoảng trống này. Bước 1: Trên bảng tính Excel, nhập công thức =TRIM(B2) vào ô mà bạn muốn hiển thị kết quả. Trong trường hợp này, Đào tạo tin học sử dụng ô B2 làm tham chiếu, do đó công thức nhập vào sẽ là B2.   Hướng dẫn cách dùng hàm TRIM Excel - Bước 1 Bước 2: Sau khi nhập công thức, nhấn phím Enter để hiển thị kết quả. Sau đó, di chuyển chuột đến góc dưới bên phải của ô kết quả và giữ nút chuột, sau đó kéo xuống. Excel sẽ tự động hiển thị các kết quả cho các ô khác.   Hướng dẫn cách dùng hàm TRIM Excel - Bước 2   Hướng dẫn cách dùng hàm TRIM Excel kết hợp hàm CONCATENATE    Để loại bỏ các khoảng trống không cần thiết và ghép các phần dữ liệu lại với nhau, bạn có thể sử dụng hàm TRIM cùng với CONCATENATE. Nếu bạn muốn kết hợp văn bản theo cách này, hãy làm theo các bước sau đây: Bước 1: Trên bảng tính Excel, nhập công thức =CONCATENATE(TRIM(B2)," ",C2) vào ô mà bạn muốn hiển thị kết quả. Giải thích công thức: - C2: Đây là ô chứa tên bạn muốn nối. - " ": Đây là một khoảng trắng để ngăn cách giữa Sản phẩm và Hãng (Nếu thiếu khoảng trắng này, Sản phẩm và Hãng sẽ liền nhau). - TRIM(B2): Công cụ này loại bỏ các khoảng trắng thừa ở ô B2 và chỉ giữ lại một khoảng trắng duy nhất giữa các từ.   Hướng dẫn cách dùng hàm TRIM Excel kết hợp hàm CONCATENATE - Bước 1 Bước 2: Sau khi nhấn Enter, kết quả sẽ xuất hiện và bạn có thể giữ chuột và kéo xuống góc dưới bên phải của ô kết quả để Excel tự động hiển thị các kết quả tiếp theo.   Hướng dẫn cách dùng hàm TRIM Excel kết hợp hàm CONCATENATE - Bước 2 Xem video hướng dẫn về cách dùng hàm TRIM trong Excel:   Biết cách dùng hàm TRIM Excel để loại bỏ khoảng trắng là một kỹ năng quan trọng để làm sạch và chuẩn hóa dữ liệu trong Excel. Áp dụng hàm TRIM từ bài viết này của Đào tạo tin học, bạn có thể tiết kiệm thời gian và cải thiện hiệu suất làm việc của mình. Đặc biệt, khi xử lý dữ liệu lớn hoặc phức tạp, việc loại bỏ khoảng trắng giúp tránh nhầm lẫn và tối ưu hóa quy trình làm việc.  Bạn đã biết cách loại bỏ khoảng trắng nhưng lại không biết làm thế nào để thay thế một phần của dữ liệu trong Excel? Hãy xem qua bài viết hướng dẫn cách sử dụng hàm REPLACE này nhé. Thông qua hướng dẫn toàn diện từ Sách Excel - Ứng dụng Văn phòng từ Cơ bản đến Nâng cao, chúng tôi mong muốn giúp bạn tự tin tận dụng các công cụ và chức năng của Excel. Từ việc điều hướng giao diện đến nắm vững các công thức nâng cao, từ tạo biểu đồ động đến tự động hóa các tác vụ, mỗi chương đều được xây dựng tỉ mỉ để cung cấp giải thích rõ ràng, ví dụ thực tế và bài tập thực hành nhằm củng cố việc học của bạn. Hãy làm chủ thế giới Excel bắt đầu từ đây!  

Thứ Năm, 21/03/2024

Hàm IF trong Excel và những điều bạn cần biết về nó

Hàm IF chắc hẳn không còn xa là gì đối với những người sử dụng Excel. Tuy nhiên, để khai thác được toàn bộ tiềm năng của hàm IF và áp dụng nó một cách hiệu quả thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!   Hàm IF trong Excel dùng để làm gì?   Hàm IF là một trong những công cụ phổ biến nhất trong Excel, giúp bạn thực hiện so sánh logic giữa một giá trị và một giá trị mục tiêu. Do đó, với câu lệnh IF, bạn có thể nhận được hai kết quả khác nhau. Kết quả đầu tiên sẽ xuất hiện khi so sánh của bạn là Đúng (True), và kết quả thứ hai sẽ hiện ra nếu so sánh của bạn là Sai (False). Công thức: =IF(Logical_test;Value_if_true;Value_if_false) Trong đó: - Logical_test: Điều kiện cần kiểm tra. - Value_if_true: Giá trị được trả về nếu điều kiện là đúng. - Value_if_false: Giá trị được trả về nếu điều kiện là sai. Lưu ý: Nếu bỏ trống Value_if_true và Value_if_false, khi điều kiện đúng, hàm sẽ trả về 0 và khi điều kiện sai, hàm sẽ trả về FALSE.   Cách dùng hàm IF trong Excel   Bạn hãy xem qua ví dụ cơ bản ở dưới để có thể hiểu rõ hơn về cách dùng hàm IF trong Excel nhé. Ở ví dụ này Đào tạo tin học sẽ giả sử bạn là Giám đốc của một công ty, bạn sẽ sử dụng hàm IF trong Excel để xem nhân viên nào đạt KPI của tháng này với điều kiện như sau:   Cách dùng hàm IF trong Excel Tại ô D2 ta sẽ dùng hàm như sau: =IF(C2>=6," Đã đạt!","Không đạt!") Trong đó:  C2>=6: Kiểm tra rằng ô C2 (KPI) có lớn hơn hoặc bằng 6 hay không "Đã đạt!": Giá trị trả về khi ô C2 lớn hơn hoặc bằng 6 "Không đạt!": Giá trị trả về khi ô C2 nhỏ hơn 6 Ta cần lưu ý rằng khi giá trị trả về là dạng chữ thì cần thêm dấu ngoặc kép (") như trên.   Cách dùng hàm IF trong Excel - Công thức Đây là kết quả ta nhận được:   Cách dùng hàm IF trong Excel - Kết quả   Cách dùng hàm IF nhiều điều kiện trong Excel   Ở ví dụ này Đào tạo tin học sẽ giả sử bạn là Giám đốc của một công ty, bạn sẽ sử dụng hàm IF nhiều điều kiện trong Excel để xét xem KPI của nhân viên và xếp loại họ để khen thưởng: Công thức như sau: =IF(C2>=8,"Giỏi", IF(C2>=6,"Khá",IF(C2>=4,"Trung bình","Yếu"))) Giải thích: - Nếu KPI (ô C2) lớn hơn hoặc bằng 8, công thức sẽ trả về "Giỏi". - Nếu không, nếu KPI lớn hơn hoặc bằng 6, công thức sẽ trả về "Khá". - Nếu không, nếu KPI lớn hơn hoặc bằng 4, công thức sẽ trả về "Trung bình". - Nếu không, nghĩa là KPI nhỏ hơn 4, công thức sẽ trả về "Yếu".   Cách dùng hàm IF nhiều điều kiện trong Excel Hi vọng bạn đọc đến đây thì bạn đã biết được cách dùng hàm IF trong Excel cũng như hàm IF nhiều điều kiện trong Excel. Đào tạo tin học hy vọng sẽ đồng hành cùng bạn trong những bài viết tiếp theo nhằm áp dụng kiến thức một cách linh hoạt và hiệu quả trong các tình huống thực tế của mình, giúp tối ưu hóa công việc và đưa ra những quyết định thông minh dựa trên dữ liệu. Xem qua video này để hiểu rõ hơn về cách dùng hàm IF trong Excel nhé:   Bạn đã thông thạo về cách dùng hàm IF trong Excel nhưng còn thiếu sót về hàm VLOOKUP? Đừng lo, xem qua bài viết này ngay nhé! Excel được sử dụng khắp mọi nơi, từ tài chính đến tiếp thị, kỹ thuật đến chăm sóc sức khỏe,... Tính linh hoạt và chức năng của nó làm cho nó không thể thiếu đối với các cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, nhiều người dùng chỉ biết cơ bản về những gì Excel có thể làm mà không biết về vô số tính năng và khả năng của nó đang chờ được khám phá. Sách Excel - Ứng dụng Văn phòng từ Cơ bản đến Nâng cao sẽ giải đáp những khó khăn của Excel và trang bị cho bạn những kỹ năng cần thiết để khai thác toàn bộ sức mạnh của nó. Cuốn sách này được thiết kế để đáp ứng mọi nền tảng, cho dù bạn là người mới hay một người đã có kinh nghiệm, cuốn sách này được thiết kế để đáp ứng mọi nền tảng.  

Giỏ hàng

0
0
Giỏ hàng
hotline 0764222218