10+ công thức Google Sheets hữu ích cho dân văn phòng

10+ công thức Google Sheets hữu ích cho dân văn phòng

Thứ Năm, 27/02/2025 0

Google Sheets không chỉ là một công cụ bảng tính đơn giản mà còn là trợ thủ đắc lực giúp bạn tăng hiệu suất làm việc với những công thức thông minh. Nếu biết cách sử dụng các công thức Google Sheets, bạn có thể tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu hiệu quả hơn và tiết kiệm đáng kể thời gian. Trong bài viết này, daotaotinhoc sẽ hướng dẫn bạn 10+ công thức từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn làm chủ Google Sheets một cách dễ dàng và tối ưu nhất!

Vì sao nên sử dụng các công thức Google Sheets trong công việc?

Google Sheets ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu đối với dân văn phòng. Với khả năng xử lý dữ liệu linh hoạt, dễ dàng chia sẻ và làm việc nhóm, Google Sheets giúp bạn làm việc nhanh chóng và khoa học hơn.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa sức mạnh của Google Sheets, bạn cần nắm vững các công thức quan trọng. Chúng giúp bạn:

  • Tiết kiệm thời gian khi xử lý số liệu

  • Giảm thiểu sai sót trong tính toán

  • Tự động hóa quy trình làm việc

  • Nâng cao hiệu quả quản lý dữ liệu

Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, việc nắm vững các công thức này sẽ giúp bạn làm việc nhanh hơn, chính xác hơn và chuyên nghiệp hơn.

Công thức tính toán trong Google Sheets: Từ cơ bản đến nâng cao

Công thức cơ bản

SUM – Tính tổng các giá trị

Hàm SUM được dùng để tính tổng hợp các giá trị trong một phạm vi nhất định và đây cũng là một trong những hàm cơ bản nhất

Cú pháp: SUM(giá trị1; [giá trị2; …])

Ví dụ như bạn muốn tính tổng doanh thu

 

Hàm SUM

Hàm SUM


 

AVERAGE – Tính giá trị trung bình

Hàm AVERAGE giúp tính trung bình cộng của một tập hợp số, giúp bạn dễ dàng phân tích dữ liệu.

Cú pháp: =AVERAGE(giá trị1; [giá trị2; …])

Ví dụ: Nếu bạn muốn tính giá trị trung bình của cột điểm

 

Hàm AVERAGE

Hàm AVERAGE

 

COUNT – Đếm số lượng ô có giá trị số

Hàm COUNT dùng để đếm số ô chứa giá trị số trong một phạm vi nhất định.

Cú pháp: =COUNT(giá trị1; [giá trị2; …])

Ví dụ: Nếu bạn muốn đếm số lượng học sinh  

 

Hàm COUNT

Hàm COUNT

Công thức nâng cao cho quản lý dữ liệu

VLOOKUP – Tìm kiếm dữ liệu theo cột

Hàm VLOOKUP giúp bạn tìm kiếm giá trị trong một cột và trả về giá trị tương ứng từ cột khác.

Cú pháp: =VLOOKUP(khóa_tìm_kiếm; dải ô; chỉ mục; [được_sắp_xếp])

Ví dụ: bạn muốn tìm tên của nhân viên có mã số 101 trong bảng nhân sự

 

Hàm VLOOKUP

Hàm VLOOKUP

 

IF – Đưa ra quyết định dựa trên điều kiện

Hàm IF giúp kiểm tra một điều kiện và trả về kết quả tương ứng.

Cú pháp: =IF(biểu_thức_logic; giá_trị_nếu_đúng; giá_trị_nếu_sai)

Ví dụ: bạn có 1 bảng điểm và muốn kiểm tra xem học sinh nào có điểm đạt và không đạt

 

Hàm IF

Hàm IF

 

ARRAYFORMULA – Áp dụng công thức cho nhiều ô cùng lúc

Hàm ARRAYFORMULA giúp thực hiện công thức trên toàn bộ cột hoặc phạm vi một cách tự động, thay vì phải nhập thủ công vào từng ô.

Cú pháp: =ARRAYFORMULA(công_thức_mảng)

Ví dụ: Bạn đang sở hữu một bảng danh sách sản phẩm và mong muốn cập nhật giá bán cho từng sản phẩm, so với mức giá gốc mà bạn đã nhập khi nhập hàng.

Hàm ARRAYFORMULA

Hàm ARRAYFORMULA

Công thức xử lý văn bản

Hàm CONCATENATE – Kết hợp nhiều chuỗi văn bản

Hàm CONCATENATE được sử dụng để nối nhiều chuỗi văn bản lại với nhau

Cú pháp: =CONCATENATE(văn bản1;văn bản2; …)

Ví dụ: Bạn muốn kết hợp 2 cột họ và tên của nhân viên với nhau

 

Hàm CONCATENATE

Hàm CONCATENATE

 

Hàm LEFT/RIGHT/MID – Trích xuất phần văn bản từ chuỗi

Hàm LEFT – Lấy ký tự từ bên trái

Cú pháp: =LEFT(chuỗi; [số_ký_tự])

 

Hàm RIGHT – Lấy ký tự từ bên phải

Cú pháp: =RIGHT(chuỗi; [số_ký_tự])

 

Hàm MID – Lấy ký tự từ giữa chuỗi

Cú pháp: = MID(chuỗi; [số_ký_tự])

Ví dụ: Bạn muốn lấy 4 ký tự từ vị trí thứ 3 trong mã nhân viên

 

Hàm MID

Hàm MID

Công thức cho thời gian 

Hàm TODAY – Hiển thị ngày hiện tại

Hàm TODAY giúp lấy ngày hiện tại tự động.

Cú pháp: =TODAY()

Lưu ý: Hàm này tự động cập nhật ngày mỗi khi mở file.
 

Hàm DATEDIF – Tính khoảng cách giữa hai ngày

Hàm DATEDIF dùng để tính số ngày, tháng hoặc năm giữa hai ngày.

Cú pháp: =DATEDIF(ngày_tháng_bắt_đầu; ngày_tháng_kết_thúc; đơn_vị)

Trong đó:

"Y" → Tính số năm

"M" → Tính số tháng

"D" → Tính số ngày

Ví dụ: Tính số năm làm việc

 

Hàm DATEDIF

Hàm DATEDIF

 

Công thức phân tích dữ liệu

Hàm FILTER – Lọc dữ liệu theo điều kiện

Hàm FILTER giúp lọc dữ liệu theo điều kiện nhất định.

Cú pháp: =FILTER(dải ô; điều kiện1; [điều kiện2; …])

Ví dụ: Bạn muốn lọc nhân viên có số lương 10 triệu

 

Hàm FILTER

Hàm FILTER


 

Hàm SORT – Sắp xếp dữ liệu theo cột

Hàm SORT giúp sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Cú pháp: =SORT(dải ô; cột_sắp_xếp; tăng_dần; [sắp xếp_cột2; …]; [tăng_dần2; …])

Trong đó: 

TRUE → Sắp xếp tăng dần

FALSE → Sắp xếp giảm dần

Ví dụ: Vẫn với bảng Danh sách nhân viên ở trên, bạn muốn sắp xếp mức lương từ cao xuống thấp.

 

Hàm SORT

Hàm SORT

 

Kết luận

Việc nắm vững Google Sheets mang lại nhiều lợi ích cho công việc của bạn, giúp bạn xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi biết sử dụng các công thức phù hợp, bạn có thể đơn giản hóa quá trình tính toán, tiết kiệm thời gian làm việc và tạo ra các báo cáo chuyên nghiệp mà không cần phải thực hiện quá nhiều thao tác thủ công.

Để cải thiện kỹ năng sử dụng Google Sheets và áp dụng vào công việc một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo cuốn sách: Google Sheets: Tạo báo cáo tự động và trực quan hóa dữ liệu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng Google Sheets tốt hơn trong công việc của mình.

Gửi bình luận

Giỏ hàng

0
0
Giỏ hàng
hotline 0764222218