Excel đó đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý dữ liệu và tạo bảng tính phức tạp. Tuy nhiên, những người sử dụng thường xuyên phải đối mặt với thách thức của việc xuất hiện các lỗi trong Excel. Các lỗi này không chỉ gây khó khăn và giảm hiệu suất làm việc của mình. Trong bài viết này, Đào tạo tin học sẽ cùng bạn khám phá về các lỗi trong Excel, giúp bạn hiểu rõ các lỗi để hoàn thành công việc tốt nhất.
Lỗi #VALUE! trong Excel
Lỗi #VALUE! thường xuất hiện khi một hàm hoặc công thức yêu cầu giá trị số, nhưng thực tế lại nhận được một đầu vào không phải là số. Điều này có thể xảy ra khi bạn đang cố gắng thực hiện các phép toán số học trên các ô chứa văn bản/ ngày tháng…. không phải là giá trị số.
Lỗi #VALUE! trong Excel 1
Khi gặp phải lỗi này, bạn nên kiểm tra các giá trị có trong hàm/ phép tính đã đúng giá trị số hay chưa, có phải là văn bản hay ngày tháng. Để định dạng dữ liệu về dạng số, bạn có thể chọn Number ở thanh công cụ cho vùng bạn cần định dạng.
Lỗi #VALUE! trong Excel 2
Lỗi #N/A trong Excel
Lỗi #N/A trong Excel thường xuất hiện khi công thức hoặc hàm yêu cầu 1 giá trị không có sẵn trong phạm vi hoặc không thể tìm thấy dữ liệu cần tìm. Điều này thường xảy ra khi bạn sử dụng hàm VLOOKUP hay HLOOKUP để tìm kiếm một giá trị trong một phạm vi không chứa giá trị cần tìm kiếm.
Lỗi #N/A trong Excel
Để khắc phục lỗi này, đảm bảo rằng phạm vi tìm kiếm của bạn đang chứa giá trị bạn tìm kiếm. Để ẩn lỗi #N/A, bạn có thể sử dụng hàm IFERROR.
Xem thêm: Cách in Excel vừa trang A4
Lỗi #NAME? trong Excel
Lỗi #NAME? là một lỗi phổ biến thường xảy ra khi công thức hay hàm chứa tên không được Excel nhận diện hoặc hiểu. Điều này có thể xảy ra khi khi người dùng nhập sai tên, công thức, hoặc khi Excel không thể tìm thấy tên người sử dụng.
Lỗi #NAME? trong Excel
Để khắc phục lỗi này, bạn hãy kiểm tra lại tên các hàm hay công thức đã được nhập chính xác chưa. Kiểm tra các dấu (.) hoặc dấu (,) không cần thiết.
Lỗi #REF! trong Excel
Lỗi #REP! là một lỗi thường xuyên xuất hiện khi một tham chiếu ô hoặc phạm vi không hợp lệ được sử dụng trong một công thức. Điều này có thể xảy ra khi bạn xóa một ô hoặc phạm vi được sử dụng trong một công thức, làm cho Excel không thể tìm thấy tham chiếu đó.
Lỗi #REF! trong Excel
Để khắc phục lỗi #REF!, bạn nên cẩn thận với các vùng dữ liệu, đảm bảo không xóa vùng dữ liệu có ảnh hưởng tới công thức.
Lỗi #### trong Excel
Lỗi #### xuất hiện khi định dạng cột không đủ để hiển thị giá trị hoặc kích thước ô chưa đủ lớn để chứa nội dung. Điều này thường xảy ra khi một ô chứa số được định dạng quá lớn để hiển thị trong ô hiện tại. Để khắc phục lỗi ####, bạn thực hiện điều chỉnh kích thước cột sao cho đủ rộng để hiển thị đủ nội dung.
Lỗi #### trong Excel
Lỗi #NUM! trong Excel
Lỗi #NUM! là một thông báo xuất hiện khi một công thức hoặc hàm thực hiện một phép toán số học không hợp lý hoặc gặp phải vấn đề với các tham số đầu vào. Điều này có thể bào gồm việc sử dụng một số âm trong hàm căn bậc hai hoặc sử dụng tham số không hợp lý.
Lỗi #NUM! trong Excel
Lỗi #DIV/0! trong Excel
Lỗi #DI/0! xuất hiện khi một công thức hoặc hàm thực hiện phép chia cho số 0. Điều này có thể xảy khi một ô chứa công thức cố gắng thực hiện phép chia cho một ô có giá trị bằng 0. Lỗi này có thể ảnh hưởng đến tính toán và hiển thị kết quả không chính xác trong bảng tính.
Lỗi #DIV/0! trong Excel
Để khắc phục lỗi này, hãy kiểm tra các giá trị đầu vào được chia không chứa giá trị 0.
Lỗi #NULL trong Excel
Lỗi #NULL có thể xảy ra khi bạn thực hiện các phép toán hoặc sử dụng hàm trên dữ liệu chưa được xác định, tức là giá trị hoặc phạm vi ô không tồn tại. Để giải quyết lỗi này, bạn phải xem xét lại công thức, xác định đang sử dụng đúng cú pháp của những công thức đó.
Lỗi #NULL trong Excel
Xem nội dung sách 150 thủ thuật Excel tin học văn phòng
Bài viết trên đây giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những lỗi phổ biến trong Excel và cách bạn có thể khắc phục nó một cách thông minh. Bằng cách áp dụng những giải pháp trên, bạn không chỉ ngăn chặn những khó khăn trong việc xử lý dữ liệu mà còn tăng cường độ chính xác và đáng tin cậy của bảng tính Excel của mình. Hãy áp dụng những kiến thức trên để trải nghiệm sự thuận lợi và tự tin khi làm Excel. Đào tạo tin học chúc bạn thành công!