Cách sử dụng conditional formatting trong google sheet 2024

Cách sử dụng conditional formatting trong google sheet 2024

Thứ Hai, 15/07/2024 0

Conditional Formatting trong Google Sheet hay còn được gọi là tính năng định dạng có điều kiện trong Google Sheet. Nhờ tính năng này mà có thể giúp bạn phân biệt được các dữ liệu giữa những ô và giá trị của ô trong trang tính. Bên cạnh đó chức năng này còn có thể giúp trang báo cáo của bạn trở nên linh hoạt nhờ những màu sắc. Vậy bạn muốn làm các dữ liệu trong bảng tính trên Google Sheet trông linh hoạt dựa trên điều kiện cụ thể mà không biết làm thế nào? Để có thể hiểu rõ hơn thì các bạn hãy cùng Đào tạo tin học khám phá những cách sử dụng Conditional Formatting trong Google Sheet để có thể tối ưu hóa năng suất làm việc và tiết kiệm thời gian hơn nhé!

 

Conditional Formatting trong Google Sheet là gì?

 

Google Sheet trong Microsoft là 1 ứng dụng trang tính có thể chứa rất nhiều dữ liệu khác nhau và những dữ liệu đó có thể xuất phát từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Để bạn có thể đánh giá và theo dõi một cách trực quan hơn thì tính năng Conditional Formatting trong Google Sheet (Định dạng có điều kiện trong Google Sheet) sẽ giúp bạn làm tốt điều đó.

Định dạng có điều kiện trong Google Sheet sẽ giúp bạn có thể thay đổi nhận diện các ô của trang tính bằng cách phân loại, xác thực giá trị với những thang quy chuẩn như là dữ liệu số hay văn bản, ngày tháng năm... nói tóm lại thì bạn sẽ định dạng các ô với điều kiện do bạn đặt ra. 

VD: Ô B2 chứa giá trị lớn hơn 10 thì sẽ đổi màu nền bằng màu xanh lá.

Với tính năng này sẽ giúp mọi dữ liệu hay giá trị trong Google Sheet sẽ được hiện hữu một cách trực quan và sắc nét hơn, giúp cho người đọc báo cáo dễ dàng so sánh và có cách đánh giá tương quan hơn.

 

Những cách sử dụng định dạng có điều kiện trong Google Sheet

 

Cách sử dụng hàm Conditional Formatting trong Google Sheet

 

Định dạng có điều kiện bằng cách sử dụng hàm tô màu là cách thường được nhiều người sử dụng nhất trong các bài báo cáo dữ liệu hay các bài báo cáo kinh doanh để cho thấy được sự tương quan về 1 mức độ tăng trưởng nào đó của số liệu, giúp người đọc dễ dàng so sánh báo cáo hơn. Vậy thì làm thế nào để có thể sử dụng hàm tô màu trong Google Sheet?

Cách sử dụng conditional formatting trong google sheet cơ bản

Ví dụ: Các bạn muốn tô màu xanh cho ô có chứa giá của các cuốn sách lớn hơn 200.000 VND 

Bước 1: Các bạn hãy mở file Google Sheet mà bạn cần định dạng và khoanh vùng dữ liệu bạn muốn đặt điều kiện.

Bước 2: Sau đó tiến hành bôi đen vùng dữ liệu hoặc bảng dữ liệu mà bạn cần đặt điều kiện.

Bước 3: Ở trên thanh công cụ - Bạn bấm nút Định dạng (Format) - Và kéo xuống mục Định dạng có điều kiện (Conditional Formatting)

Conditional formatting trong google sheet cơ bản - Bước 3

Conditional formatting trong google sheet cơ bản - Bước 3

Bước 4: Sau đó sẽ xuất hiện 1 cửa sổ Quy tắc định dạng có điều kiện và chúng hiện lên bên phải của màn hình. Dưới mục Quy tắc định dạng, bạn hay kéo xuống dưới chọn phần Lớn hơn.

 

Conditional formatting trong google sheet cơ bản - Bước 4

Conditional formatting trong google sheet cơ bản - Bước 4

Bước 5: Bạn hãy điền công thức tham chiếu dữ liệu mà bạn muốn chúng tô màu, sau đó hãy nhập 200.000. Và khoanh vùng dữ liệu bạn muốn tham chiếu.

 

Conditional formatting trong google sheet cơ bản - Bước 5

Conditional formatting trong google sheet cơ bản - Bước 5

Bước 6: Bạn cũng có thể thay đổi màu ở mục biểu tượng Tô màu tại phần Kiểu định dạng theo ý thích và cuối cùng ấn nút “Đã xong” để có thể lưu lại định dạng bạn đã cài đặt.

 

Conditional formatting trong google sheet cơ bản - Bước 6

Conditional formatting trong google sheet cơ bản - Bước 6

Cách sử dụng conditional formatting trong google sheet nâng cao

Bước 1: Các bạn hãy mở file Google Sheet mà bạn cần định dạng và khoanh vùng dữ liệu bạn muốn đặt điều kiện.

Bước 2: Sau đó tiến hành bôi đen vùng dữ liệu hoặc bảng dữ liệu mà bạn cần đặt điều kiện.

Bước 3: Ở trên thanh công cụ - Bạn bấm nút Định dạng (Format) - Và kéo xuống mục Định dạng có điều kiện (Conditional Formatting) - Chọn Thang màu (Color Scale)

 

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước 3

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước 3

Bước 4 : Lúc này hộp thoại của Conditional Formatting trong Google Sheet sẽ hiện ra

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước 4

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước 4

Bước 5: Chọn vùng phạm vi mà bạn muốn đặt quy tắc có điều kiện, bạn chỉ cần kéo chuột  trái vào vùng bạn muốn định dạng. Sau đó, các bạn sẽ tự điền giá trị điểm lớn nhất và giá trị nhỏ nhất theo định dạng số, phần trăm.

 

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước 5

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước 5

Bước 6: Tiếp theo các bạn có thể lựa chọn hay định dạng màu sắc hoặc thang màu theo ý thích.

 

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước 6

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước 6

Bước 7: Cuối cùng thì nhấn nút Đã xong để có thể lưu lại mọi thay đổi.

 

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước  7

Conditional formatting trong google sheet nâng cao - Bước  7

 

Kết luận

 

Thông qua bài viết trên đây của Đào tạo tin học đã hướng dẫn cho các bạn biết thêm và hiểu rõ hơn về cách sử dụng Conditional Formatting trong Google Sheet. Công cụ này sẽ giúp các bạn có thể tự động hóa công việc của mình trên trang tính và tối ưu hóa được thời gian làm việc của bạn. Bạn cũng đừng quên áp dụng công thức mình đã hướng dẫn ở trên vào bảng tính nhé! Mua ngay cuốn SÁCH GOOGLE SHEET TẠO BÁO CÁO TỰ ĐỘNG VÀ TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU để không phải bỏ lỡ những tips hay trên Google Sheet. Còn chần chờ gì nữa mà không thêm vào giỏ hàng của mình ngay đi nào!

Những bài viết có liên quan:  Hướng Dẫn Chi Tiết Thủ Thuật Tách Họ Tên Trong Google Sheets 

Gửi bình luận

Giỏ hàng

0
0
Giỏ hàng
hotline 0764222218